Bệnh viêm phế quản có lây không?
Thời điểm giao mùa hiện nay là khoảng thời gian lý tưởng cho sự sinh sôi, phát triển của các loại vi khuẩn, virus. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người và gây nên những căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng, trong đó có viêm phế quản. Vì vậy, nhiều người thắc mắc, liệu rằng bệnh viêm phế quản có lây không? Dấu hiệu bệnh là gì và cách phòng chống như thế nào? Hãy cùng Hoshi Mask đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng viêm, sưng đau ở niêm mạc ống phế quản bên trong phổi. Viêm phế quản thường được chia thành 2 loại:
- Viêm phế quản cấp tính: Kéo dài trong vài ngày, tình trạng bệnh sẽ dần thuyên giảm, tuy nhiên vẫn có thể ho kéo dài hàng tuần.
- Viêm phế quản mãn tính: Là chứng rối loạn tái phát, bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần. Triệu chứng điển hình của viêm phế quản mãn tính là ho có đờm diễn ra trên 3 tháng hoặc hàng năm. Bệnh kéo dài quá lâu cũng là một nguyên nhân dẫn đến phổi tắc nghẽn mãn tính.
Nguyên nhân gây viêm phế quản
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm phế quản là do virus, bệnh thường xuất hiện sau khi người bệnh bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến viêm phế quản như:
- Tác động từ môi trường: Bụi bẩn, hóa chất, ô nhiễm không khí, hút thuốc lá,…
- Sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch bị tổn thương do mắc nhiều chứng bệnh đường hô hấp khác. Những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh,..
- Ảnh hưởng từ công việc: Môi trường làm việc chứa nhiều chất kích thích gây hại cho phổi như cơ khí, thợ may, công nhân nhà máy,…
- Trào ngược dạ dày: Sự lặp đi lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua gây kích ứng vùng cổ họng, từ đó làm tổn thương ống phế quản.
→ Xem thêm: Biện pháp phòng tránh bệnh hô hấp cơ bản tại nhà
Triệu chứng viêm phế quản
Khi mắc viêm phế quản, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
- Ho: Đây là triệu chứng nổi bật của viêm phế quản, tuy nhiên triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở căn bệnh này mà còn bắt gặp ở nhiều loại bệnh đường hô hấp khác. Người bệnh viêm phế quản có thể ho khan, ho thành từng tiếng và đặc biệt là ho có đờm.
- Sốt: Tùy theo thể trạng mà người bệnh có thể sốt nhẹ cho đến sốt cao. Sốt có thể rải thành từng cơn hoặc sốt kéo dài.
- Tiết nhiều đờm: Đây chính là “sản phẩm” đặc trưng của phản ứng viêm nhiễm. Người bệnh có thể tiết ra đờm xanh, trắng hoặc vàng khi mắc viêm phế quản.
- Thở khò khè: Khi phế quản bị viêm, thành phế quản sưng, khiến cho lòng phế quản bị thu hẹp. Không khí đi qua khe hẹp sẽ phát ra tiếng khò khè dễ phát hiện, tiếng thở này khác với người bị hen suyễn.
Ngoài một số triệu chứng trên, bạn cần thăm khám ngay nếu có những dấu hiệu sau của bệnh viêm phế quản:
- Thở nhanh, thở gấp, khó thở.
- Xuất hiện Rale ẩm.
- Đờm di chuyển trong lòng ống phế quản tạo thành tiếng.
- Thay đổi về tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính.
Bệnh viêm phế quản có lây không?
Như đã nói, viêm phế quản có 2 loại là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Nếu như viêm phế quản mãn tính là do đường thở bị kích thích lâu ngày gây nên, khó có khả năng lây nhiễm thì viêm phế quản cấp tính được hình thành do virus xâm nhập và hoàn toàn có thể truyền từ người này sang người khác.
Trong đờm và dịch nhầy của người bệnh chứa rất nhiều vi khuẩn, loại vi khuẩn này rất dễ phát tán và lây lan trong không khí. Đặc biệt, trẻ em, trẻ sơ sinh hay người lớn tuổi có hệ miễn dịch kém là những đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cực cao. Bệnh viêm phế quản được lây truyền chủ yếu qua 2 con đường:
- Trực tiếp: Tiếp xúc với người bệnh, virus lây từ người sang người thông qua dịch tiết đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc hít phải virus trong không khí.
- Gián tiếp: Sử dụng chung đồ cá nhân có chứa dịch tiết đường hô hấp của người bệnh như bát đũa, khăn mặt, quần áo,… Loại virus này có thể sống sót trên các vật thể nhiều giờ, nếu vô tình chạm vào mũi, miệng, mắt thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao.
→ Xem thêm: Top 8 bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp thường gặp
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Không có cách để loại bỏ hoàn toàn viêm phế quản, nhưng có cách để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. Bạn cần thực hiện nghiêm những phương pháp sau đây để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình:
- Hạn chế hút thuốc, tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào.
- Tránh tiếp xúc với những người mang mầm bệnh, có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp, hạn chế nơi đông người.
- Tiêm vắc xin phòng cúm vì cảm cúm, cảm lạnh là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh viêm phế quản.
- Vệ sinh nơi ở, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với xà phòng.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt nên bổ sung thêm vitamin tự nhiên trong rau xanh, trái cây.
- Uống đủ nước, nên uống nước ấm và giữ cho cơ thể ấm áp vào mùa lạnh.
- Đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm bệnh.
Khẩu trang Hoshi hiện nay được rất nhiều đơn vị, người dân sử dụng nhờ vào khả năng hạn chế sự tấn công của bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh. Sản phẩm của chúng tôi được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tự động hóa hiện đại với nguồn nguyên liệu nhập khẩu mới hoàn toàn, chắc chắn sẽ là biện pháp bảo hộ chất lượng dành cho mọi đối tượng.
Qua bài viết này, thắc mắc về việc bệnh viêm phế quản có lây không chắc chắn đã được giải đáp. Đồng thời, bạn nên áp dụng những phương pháp phòng tránh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Hoshi Mask luôn đồng hành cùng bạn, đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng.
Hãy cùng khẩu trang y tế kháng khuẩn Hoshi Mask bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé. Chúng tôi chuyên cung cấp khẩu trang y tế cao cấp: khẩu trang y tế KF94, Khẩu trang y tế 3 lớp, Khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp màu xanh, trắng, chất lượng cao, đảm bảo mang đến an toàn cho khách hàng khi sử dụng. Liên hệ Công ty sản xuất khẩu trang y tế Hoshi Mask qua hotline: +84 789 178 269 để mua khẩu trang giá sỉ tốt nhất thị trường bạn nhé.
Xem thêm:
- Bệnh lao có nguy hiểm không
- Bệnh suy hô hấp có nguy hiểm không?
- Top 10 cách phòng ngừa bệnh cảm cúm tại nhà
- Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh ho gà hiệu quả
- Bệnh lao có nguy hiểm không?
- giá khẩu trang y tế 4 lớp
- giá khẩu trang y tế 3 lớp
- Xưởng sản xuất khẩu trang y tế xuất khẩu HCM
- Vì sao khẩu trang y tế chỉ dùng được 1 lần?