Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp nhất
I. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan thuộc đường dẫn khí trên như: thanh quản, khoang mũi, lỗ mũi, đường mũi, hầu họng,… Bệnh xảy ra cấp tính với các triệu chứng và mức độ nặng, nhẹ khác nhau với các triệu chứng chủ yếu bao gồm: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…
Tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể là virus, vi khuẩn kết hợp với các yếu tố môi trường, thời tiết.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt. Chính vì thế mà triệu chứng sốt thường là sốt cao và thành cơn. Đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi, người bệnh hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày, chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.
Các bệnh này lây qua không khí dễ lây lan khi tiếp xúc với người khác và thường lan truyền qua hắt hơi hoặc ho.
Hầu hết bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên không quá nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho người bệnh, song triệu chứng bệnh kéo dài, dễ tái phát lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân. Bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo mức độ bệnh và khả năng đáp ứng điều trị, nếu không điều trị tốt bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, hen phế quản, giãn phế quản,…
II. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp
1. Cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến, bệnh không xảy ra ở một cơ quan cụ thể mà thường là toàn bộ hệ hô hấp trên. Thông thường, virus xâm nhập sẽ bám vào niêm mạc mũi hoặc cổ họng gây bệnh tại chỗ, sau mới lan sang các cơ quan khác của hệ hô hấp.
Triệu chứng cảm lạnh:
- Nghẹt mũi
- Hắt hơi
- Đau họng
- Chảy nước mũi
- Cảm giác nghẹt
- Mệt mỏi
2. Viêm họng
Viêm họng còn gọi là đau họng, tuy nhiên ngoài triệu chứng này thì người bệnh còn gặp tổn thương phức tạp hơn. Đó là khi liên cầu khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng vòm họng hoặc liên quan đến nhiễm trùng amidan. Các trường hợp viêm họng do virus thường nhẹ hơn, triệu chứng cũng không kéo dài.
Viêm họng có các triệu chứng như:
- Cảm giác đau, rát trong họng
- Đỏ họng hoặc viêm họng
- Mệt mỏi và cảm giác chung là không khỏe
- Đau khi nuốt
3. Viêm thanh quản
Nhiều người nhầm lẫn viêm thanh quản với viêm họng, tuy nhiên đây là hai bệnh lý khác nhau dù cùng thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Viêm thanh quản có thể do virus hoặc khi sử dụng thanh quản quá mức như khi giảng bài, hô hét,…
Bệnh viêm thanh quản gây ra các triệu chứng như:
- Đau họng
- Khàn tiếng
- Mất tiếng
- Sưng các tuyến nước bọt
- Hắng giọng
4. Viêm xoang
Viêm xoang xảy ra ở các hốc chứa không khí nằm trong hộp sọ, khi vi sinh vật tấn công gây viêm ở niêm mạc xoang. Từ đó, niêm mạc xoang bị kích thích tiết nhiều dịch nhờn hơn, bít tắc trong lỗ xoang gây đau, tăng áp lực vùng xoang,…
Bệnh nhân viêm xoang sẽ gặp các triệu chứng sau:
- Nghẹt mũi
- Đau và căng tức vùng mặt
- Đau đầu
- Sổ mũi
- Mất khứu giác và vị giác
- Chảy dịch đặc
- Chảy dịch mũi và ho nhiều
5. Viêm mũi
Viêm mũi dùng để chỉ tình trạng viêm trong đường mũi. Viêm mũi thường được phân thành viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi không dị ứng. Viêm mũi dị ứng còn được gọi là sốt cỏ khô, gây ra do hệ miễn dịch của cơ thể đáp ứng với một số tác nhân gây dị ứng. Viêm mũi không dị ứng có các triệu chứng giống như viêm mũi dị ứng nhưng không liên quan đến đáp ứng miễn dịch.
Triệu chứng viêm mũi
- Sổ mũi
- Hắt hơi
- Mắt ngứa và chảy nhiều nước mắt
- Nghẹt mũi
- Chảy dịch mũi sau
III. Biến chứng của bệnh
Nếu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên không được xử trí đúng và kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường phát triển gây nhiễm trùng lan xuống các cơ quan thuộc hệ hô hấp dưới, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng như:
- Biến chứng tại phổi
Nhiễm trùng lan rộng ở nhiều thùy phổi, gây hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Tỉ lệ tử vong do biến chứng này rất cao đạt tới 60%, nhất là khi điều trị chậm trễ, dùng kháng sinh không đủ liều và đã có biến chứng áp xe phổi.
- Biến chứng ngoài phổi
Ngoài tấn công vào phổi là cơ quan cuối của hệ hô hấp, nhiễm trùng có thể lan sang máu, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác và hình thành các ổ áp xe tại nhiều nơi trên cơ thể. Ngoài ra, các biến chứng nguy hiểm có thể gặp khác do nhiễm trùng lan rộng như: sốc do nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, tràn dịch màng tim, viêm mủ màng phổi,… đều gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
- Biến chứng tim mạch
Phế cầu khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên hoàn toàn có thể tấn công và gây biến chứng tim mạch như: suy tim do sốc hoặc do viêm nội tâm mạc cấp, rối loạn nhịp tim,…
- Biến chứng tiêu hóa
Trẻ em mắc nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi khuẩn thường đi kèm với biến chứng tiêu hóa như: vàng da và vàng mắt do suy gan, tiêu chảy,…
- Biến chứng thần kinh
Bệnh nhân có thể gặp tình trạng mê sảng, vật vã, lú lẫn sau khi sốt cao hoặc do biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Biến chứng xa
Một số biến chứng ít gặp khác do nhiễm trùng đường hô hấp trên gồm: viêm màng não, viêm tai xương chũm, viêm khớp,…
IV. Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên
Thực tế không thể phòng tránh hoàn toàn khả năng nhiễm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên vì nguyên nhân gây bệnh đa dạng, nhất là virus dễ lây nhiễm từ người sang người. Song để giảm rủi ro lây nhiễm bệnh vào thời điểm giao mùa, hãy tăng cường sức khỏe hệ hô hấp bằng những cách sau:
- Súc miệng, họng và vệ sinh vùng mũi bằng nước muối sinh lý vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa giúp niêm mạc đường hô hấp khỏe mạnh hơn.
- Đảm bảo giữ gìn vệ sinh khu vực mũi họng thường xuyên, có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc xịt nước muối biển.
- Ngừng hút thuốc, kể cả ở gần những người hút thuốc lá.
- Che mũi, miệng khi hắt hơi hoặc ho.
- Thường xuyên đeo khẩu trang giữ ấm mũi và khi đến những nơi đông người.
- Giữ ấm cơ thể và cổ khi ngủ
- Cần tránh làm việc, học tập trong môi trường nhiệt độ quá cao, tránh nằm điều hoà quá lạnh
- Không để cơ thể bị nhiễm lạnh, đảm bảo luôn giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng hầu họng khi thời tiết lạnh, mưa …
- Khử trùng tay và các bề mặt chạm tay thường xuyên, không đưa tay lên mũi, miệng.
- Tránh dùng chung vật dụng cá nhân như ly uống nước, khẩu trang,… với người khác.
- Tránh lại gần người có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc tới nơi đông người trong không gian kín, nhỏ hẹp trong thời gian dịch bùng phát.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, rau củ quả, thực phẩm tươi chế biến cùng lối sống lành mạnh, ngủ sớm và đủ giấc,… để tăng cường sức khỏe chung.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
- Tập hít thở sâu trước khi đi ngủ và mỗi buổi sáng
Hãy cùng khẩu trang y tế kháng khuẩn Hoshi Mask bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé. Chúng tôi chuyên cung cấp khẩu trang y tế cao cấp: khẩu trang y tế KF94, Khẩu trang y tế 3 lớp, Khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp màu xanh, trắng, chất lượng cao, đảm bảo mang đến an toàn cho khách hàng khi sử dụng. Liên hệ Công ty sản xuất khẩu trang y tế Hoshi Mask qua hotline: +84 789 178 269 để mua khẩu trang giá sỉ tốt nhất thị trường bạn nhé.
Xem thêm:
- Biện pháp phòng tránh bệnh hô hấp tại nhà
- Bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp
- Bệnh lao có nguy hiểm không
- Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đậu mùa
- Bệnh suy hô hấp ở trẻ em
- Bệnh suy hô hấp có nguy hiểm không?
- Biện pháp phòng bệnh ho gà hiệu quả
- giá khẩu trang y tế 4 lớp
- giá khẩu trang y tế 3 lớp
- Xưởng sản xuất khẩu trang y tế xuất khẩu HCM
- công ty sản xuất khẩu trang y tế tại Việt Nam