Nguyên nhân và triệu chứng bệnh suy hô hấp ở trẻ em

Bệnh suy hô hấp ở trẻ em là một hội chứng cực kỳ nguy hiểm, chúng tiến triển phức tạp, mang tính cực đoan và để lại những biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu khác thường, trẻ cần được thăm khám và điều trị nhanh chóng. Mức độ nguy hiểm có thể phụ thuộc vào phân độ bệnh cũng như khả năng đáp ứng điều trị của mỗi cá nhân. Nhưng quan trọng hơn hết, phụ huynh cần quan tâm, theo dõi để nhận ra các triệu chứng của suy hô hấp ở trẻ để kịp thời cứu chữa.

Nguyên nhân gây bệnh suy hô hấp ở trẻ em

Theo các chuyên gia y tế, hệ hô hấp có thể hoạt động dựa trên 3 yếu tố. Đó là thông khí phế quản, tuần hoàn máu ở phổi và khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch. Bệnh suy hô hấp ở trẻ em cũng như người lớn sẽ xảy ra nếu một trong 3 yếu tố trên bị rối loạn. Một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy hô hấp ở trẻ có thể kể đến như:

-   Trẻ em có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não.

-   Trẻ em bị dị vật kẹt ở cổ, ảnh hưởng đến đường thở.

-   Trẻ em bị bại liệt, mắc hội chứng Guillain-Barre, nhược cơ, rắn cắn, hội chứng porphyrre. Các nguyên nhân này gây liệt cơ đường hô hấp và dẫn đến suy hô hấp, đặc biệt là suy hô hấp cấp.

→ Xem thêm: Bệnh suy hô hấp có nguy hiểm không?

Triệu chứng của bệnh suy hô hấp ở trẻ em

+ Khó thở

Thiếu oxy trong máu gây khó thở nghiêm trọng ở trẻ, nhịp thở có thể tăng lên đến 25 chu kỳ/phút, triệu chứng khá giống với viêm phế quản phổi. Đôi khi, nhịp thở của trẻ lại giảm xuống dưới 12 chu kỳ/phút. Trong những trường hợp này, trẻ cần được thở máy ngay vì nhịp thở sẽ ngày càng chậm, ít dần, gây nguy hiểm đến tính mạng.

+ Da đổi màu xanh tím tái

Môi và đầu ngón tay, ngón chân xuất hiện dấu hiệu này đầu tiên, các chi vẫn ấm. Đặc biệt, nếu trẻ bị thiếu máu, tình trang tím tái sẽ không xuất hiện. Ngoài ra, ở một số trường hợp có sự tăng mạnh của PaCO2, trẻ sẽ có dấu hiệu đỏ tía và vả mồ hôi.

+ Rối loạn tim mạch

Bệnh suy hô hấp ở trẻ em dẫn đến cơn nhịp nhanh, nhịp nhanh xoang và có nhiều trường hợp dẫn đến rung thất. Ở giai đoạn đầu, huyết áp thường tăng cao và ngày càng giảm. Huyết áp không ổn định là dấu hiệu tiêu cực đối với trẻ em, cần được can thiệp ngay bằng cách hút đờm, đặt ống nội khí quản, thở máy, bóp bóng,…

Ngoài ra, nghiêm trọng hơn trẻ sẽ bị ngưng tim do lượng oxy quá thấp hoặc PaCO2 tăng cao, cần được cấp cứu ngay. Nếu giai đoạn cấp cứu được thực hiện kịp thời, nhanh chóng, trẻ có thể hồi phục sau 5 phút.

+ Rối loạn ý thức, thần kinh

Hệ thống thần kinh, đặc biệt là não bộ là nơi hấp thụ lượng oxy nhiều nhất, vì vậy khi thiếu hụt oxy, đây là cơ quan chịu ảnh hưởng lớn và sớm nhất. Bệnh suy hô hấp ở trẻ em gây nên tình trạng co giật, lẫn lộn, mất phản xạ gân xương. Ngoài ra, chúng còn khiến trẻ mất đi ý thức, lờ đờ, thậm chí hôn mê sâu.

Các triệu chứng suy hô hấp khác ở trẻ em

Ngoài những triệu chứng có thể dễ dàng phát hiện nêu trên, bệnh suy hô hấp ở trẻ em còn gây ra nhiều biến động tiêu cực, khó kiểm soát như:

-   Liệt cơ gian sườn: Ngực xẹp lại khi hít vào, cơ hoành vẫn di động bình thường.

-   Liệt màn hầu: Trẻ bị mất phản xạ nuốt, bị ứ đọng đờm dãi, gây tình trạng khó thở.

-   Liệt hô hấp dẫn đến xẹp phổi.

-   Tràn khí màng phổi: Có thể được phát hiện sớm nhưng cũng dễ xảy ra khi thở máy, gây mất kiểm soát trong công đoạn cứu chữa.

-   Viêm phế quản phổi ở vùng sau phổi: Thường xảy ra với những trường hợp trẻ nằm quá lâu, không thay đổi tư thế.

Cách phòng tránh bệnh suy hô hấp ở trẻ em

Như đã nêu, bệnh suy hô hấp ở trẻ là hội chứng nguy hiểm, gây biến chứng nặng nề và ảnh hưởng đến cả tính mạng của trẻ. Phương pháp điều trị suy hô hấp cho trẻ cũng khó khăn và tốn kém. Do đó, phụ huynh cần sớm phát hiện bệnh dựa trên những triệu chứng lâm sàng đồng thời giữ ấm cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra, trẻ em cần được bổ sung dinh dưỡng cần thiết để có thể chống chọi, phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.

Theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Quỳnh Hương, để phòng ngừa các bệnh lý hô hấp và biến chứng nguy hiểm của bệnh ở trẻ, cũng như tránh lây bệnh cho những trẻ khác trong trường hợp trẻ đã mắc bệnh, bố mẹ cần lưu ý thực hiện các biện phòng ngừa sau:

  • Rửa tay cho trẻ thường xuyên: Các bệnh lý hô hấp được lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua đường nước bọt, hoặc dịch tiết từ mũi khi trẻ có những tiếp xúc như nắm tay, chạm vào các bề mặt chung như tay nắm cửa, đồ chơi, mặt bàn ghế… Do đó, cần rửa tay cho trẻ ít nhất 20 giây/lần bằng nước ấm và xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn, virus bám trên da.
  • Hướng dẫn trẻ che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Bệnh lý đường hô hấp có thể lây truyền qua đường ho và hắt hơi, do đó trẻ cần che miệng lại khi ho và hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy, tránh dùng tay.
  • Không chạm vào mắt, mũi, miệng: Nhắc nhở trẻ hạn chế dùng tay chạm lên mắt, mũi, miệng vì đây là những điểm xâm nhập vào cơ thể gây bệnh chung của nhiều loại virus gây bệnh.
  • Không tiếp xúc với người bệnh: Trẻ cần tránh tiếp xúc với người bệnh, và ngược lại, trẻ cần tránh tiếp xúc với người khác khi đang bị bệnh. Do đó, bố mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà.
  • Hãy đeo khẩu trang y tế kháng khuẩn cho bé khi đến nơi đông người hoặc đến những nơi có khả năng bị lây bệnh

Bố mẹ cũng cần lưu ý rằng, việc lạm dụng kháng sinh trong việc điều trị triệu chứng ho cho trẻ có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Tùy theo thể trạng, cơ địa mỗi trẻ, các triệu chứng bệnh cũng như tiền sử các bệnh lý khác ở gan, thận… mà bác sĩ sẽ có chỉ định loại thuốc với liều lượng phù hợp.

Qua những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy hô hấp ở trẻ em kể trên, Hoshi Mask hi vọng quý phụ huynh có thể bảo vệ, nuôi dưỡng những thiên thần nhỏ của mình luôn khỏe mạnh. Ngoài suy hô hấp, trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp khác, kính mong gia đình sẽ có phương pháp phòng tránh tốt nhất cho con trẻ.

Hãy cùng khẩu trang y tế kháng khuẩn Hoshi Mask bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé. Chúng tôi chuyên cung cấp khẩu trang y tế cao cấp: khẩu trang y tế KF94, Khẩu trang y tế 3 lớp, Khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp màu xanh, trắng, chất lượng cao, đảm bảo mang đến an toàn cho khách hàng khi sử dụng. Liên hệ Công ty sản xuất khẩu trang y tế Hoshi Mask qua hotline: +84 789 178 269 để mua khẩu trang giá sỉ tốt nhất thị trường bạn nhé. 

Xem thêm:

Nên đeo khẩu trang màu gì chống nắng tốt nhất?

Nên đeo khẩu trang màu gì chống nắng tốt nhất?

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp nhất

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp nhất

Virus Adeno là gì? Cách phòng tránh nhiễm Adeno

Virus Adeno là gì? Cách phòng tránh nhiễm Adeno

Quy định đeo khẩu trang mới nhất 9/2022

Quy định đeo khẩu trang mới nhất 9/2022

Cúm A có nguy hiểm không? Thời gian ủ bệnh virus cúm A?

Cúm A có nguy hiểm không? Thời gian ủ bệnh virus cúm A?

Tư vấn: trẻ em mấy tháng đeo khẩu trang?

Tư vấn: trẻ em mấy tháng đeo khẩu trang?

5 cách đeo khẩu trang không bị đau tai

5 cách đeo khẩu trang không bị đau tai

Đeo khẩu trang có chống nắng được không?

Đeo khẩu trang có chống nắng được không?

Đeo khẩu trang có gây mụn không?

Đeo khẩu trang có gây mụn không?

Tổng hợp những biện pháp phòng chống khói bụi hiệu quả

Tổng hợp những biện pháp phòng chống khói bụi hiệu quả

Giật mình với tác hại của khói bụi từ xe cơ giới

Giật mình với tác hại của khói bụi từ xe cơ giới

Vải kháng khuẩn meltblown là gì? Vai trò lớp meltblown trong khẩu trang y tế

Vải kháng khuẩn meltblown là gì? Vai trò lớp meltblown trong khẩu trang y tế

Ho khan có phải triệu chứng của COVID-19 không?

Ho khan có phải triệu chứng của COVID-19 không?

Vải không dệt là gì? Các loại vải không dệt phổ biến

Vải không dệt là gì? Các loại vải không dệt phổ biến

Tại sao người Nhật thích đeo khẩu trang khi đi ra ngoài?

Tại sao người Nhật thích đeo khẩu trang khi đi ra ngoài?

Tìm hiểu quy định về sản xuất khẩu trang y tế cùng Hoshi Mask

Tìm hiểu quy định về sản xuất khẩu trang y tế cùng Hoshi Mask

Bệnh Cúm A - Dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả

Bệnh Cúm A - Dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả

Top 6 công ty sản xuất khẩu trang y tế tại Việt Nam

Top 6 công ty sản xuất khẩu trang y tế tại Việt Nam

Tình hình ô nhiễm bụi mịn ở Việt Nam hiện nay

Tình hình ô nhiễm bụi mịn ở Việt Nam hiện nay

Bụi mịn có từ đâu? Tác hại của bụi mịn với sức khỏe con người

Bụi mịn có từ đâu? Tác hại của bụi mịn với sức khỏe con người

Giá khẩu trang chống bụi mịn mới nhất

Giá khẩu trang chống bụi mịn mới nhất

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa viêm phổi ở người lớn

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa viêm phổi ở người lớn

Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí

Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí

Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm tiểu phế quản

Bệnh viêm xoang có bị lây và gây nguy hiểm không?

Bệnh viêm xoang có bị lây và gây nguy hiểm không?

Bệnh viêm thanh quản lây qua đường nào?

Bệnh viêm thanh quản lây qua đường nào?

Bệnh viêm phế quản có lây không?

Bệnh viêm phế quản có lây không?

Top 10 cách phòng ngừa bệnh cảm cúm tại nhà

Top 10 cách phòng ngừa bệnh cảm cúm tại nhà

Bệnh suy hô hấp có nguy hiểm không?

Bệnh suy hô hấp có nguy hiểm không?

Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh ho gà hiệu quả

Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh ho gà hiệu quả

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đậu mùa

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đậu mùa

Bệnh lao có nguy hiểm không? Biến chứng, triệu chứng, cách phòng tránh

Bệnh lao có nguy hiểm không? Biến chứng, triệu chứng, cách phòng tránh

Biện pháp phòng tránh bệnh hô hấp cơ bản tại nhà

Biện pháp phòng tránh bệnh hô hấp cơ bản tại nhà

Top 8 bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp thường gặp

Top 8 bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp thường gặp

Báo giá khẩu trang y tế 3 lớp kháng khuẩn cao cấp

Báo giá khẩu trang y tế 3 lớp kháng khuẩn cao cấp

Khẩu trang y tế kháng khuẩn cao cấp quai mềm chính hãng

Khẩu trang y tế kháng khuẩn cao cấp quai mềm chính hãng

Xưởng sản xuất khẩu trang y tế xuất khẩu HCM uy tín chất lượng cao

Xưởng sản xuất khẩu trang y tế xuất khẩu HCM uy tín chất lượng cao

Giá khẩu trang y tế 4 lớp kháng khuẩn, siêu mềm

Giá khẩu trang y tế 4 lớp kháng khuẩn, siêu mềm

Vì sao khẩu trang y tế chỉ dùng được 1 lần?

Vì sao khẩu trang y tế chỉ dùng được 1 lần?