Vải không dệt là gì? Các loại vải không dệt phổ biến
Các loại vải không dệt hiện nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh bởi tính thân thiện cũng như tiện lợi của chúng. Thuật ngữ vải không dệt dùng để chỉ các loại vải không được hình thành từ đan, dệt, không chuyển đổi thành sợi. Và nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các loại vải không dệt, những thông tin trong bài viết dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn.
Vải không dệt là gì?
Vải không dệt được đặt tên dựa vào quy trình sản xuất của chúng. Đúng với tên gọi, vải không dệt không được dệt kim hay dệt thoi thông thường mà được hình thành từ việc tổng hợp các hạt nhựa. Sau khi nung nóng chảy các hạt này dưới nhiệt độ cao, chúng được kéo thành sợi và dựa vào nhu cầu sử dụng có thể thêm vào một số thành phần khác. Những sợi nhựa tổng hợp này tiếp đó được đưa đi đục màng, sử dụng các loại máy cơ khí nhiệt học hoặc sử dụng dung môi để liên kết thành vải. Các loại vải không dệt thường có độ xốp cao và trọng lượng nhẹ.
Ưu điểm của các loại vải không dệt
- Thân thiện với môi trường
Ưu điểm nổi bật khiến vải không dệt được sử dụng nhiều hiện nay đó chính là tính chất tự phân hủy mà không thải ra bất kỳ chất độc nào. Đây cũng chính là lý do vải không dệt được ứng dụng nhiều để chế tạo khẩu trang, khăn ướt, tả lót,… nhờ tính an toàn và thân thiện.
- Màu sắc đồng nhất
Với những sản phẩm đòi hỏi sự sắc nét, đồng nhất về màu sắc thì vải không dệt luôn là một sự lựa chọn sáng giá. Nhờ thành phần chính là Polypropylene, đồng thời không trải qua quá trình dệt và nhuộm nên chúng luôn có sự đồng nhất ổn định.
- Tiện lợi để in ấn
Đây là một trong những loại vải tiện lợi trong việc in ấn và tạo những điểm nhấn, họa tiết với độ sắc nét cao, không phai màu và không làm ảnh hưởng đến chất lượng vải. Tuy nhiên, để in hình, họa tiết lên các loại vải không dệt cần sử dụng kỹ thuật cao nhằm tạo nên chất lượng tối đa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Độ bền cao
Nhờ trải qua quá trình sản xuất đặc biệt, các loại vải không dệt có tính đàn hồi và chịu lực cực tốt. Nhờ ưu điểm này, vải không dệt được ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, chúng có thể chịu được tải trọng của một vật nặng từ 3 – 10kg một cách dễ dàng.
- Giá thành phù hợp
Vải không dệt là chất liệu vừa đảm bảo chất lượng nhưng vẫn có thể tiết kiệm chi phí hiệu quả. Hiện nay, chất liệu này được sử dụng nhiều để thay thế cho vải dệt, vải bạt hoặc giấy.
Các loại vải không dệt hiện nay
1. Vải không dệt Spunlace
Loại vải không dệt này sử dụng trực tiếp từ các miếng polymer. Nhờ tác động của khí hoặc cơ học để tạo thành mạng lưới sợi to. Tiếp theo đó là quá trình cán nóng, đâm kim hoặc kéo sợi để hình thành nên sản phẩm. Spunlace nổi tiếng trong các ngành y tế, sản xuất khẩu trang, khăn ướt, giấy vệ sinh,…
2. Vải không dệt PP
Đây là loại vải không dệt có nguồn gốc từ nhựa Polypropylene nhiệt dẻo. Ngoài sản xuất ra vải không dệt, loại nhựa này còn là cơ sở để hình thành các chất liệu vải khác, mang đến nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành may.
Vải không dệt PP là nguyên liệu chính để sản xuất khẩu trang y tế ngày nay. Ngoài ra chúng còn được sử dụng trong cách ngành công nghiệp khác như sản xuất bao bì, sản xuất hàng tiêu dùng.
3. Vải không dệt xăm kim
Loại vải này được sản xuất dưới dạng cuộn, cắt khổ hoặc tấm lớn. Vải không dệt xăm kim được hình thành nhờ quá trình sản xuất cực kỳ phức tạp, cần nhiều công cụ, máy móc tiên tiến. Loại vải này được ứng dụng nhiều để làm vải lót thảm, sofa, lót giày dép và một số đồ nội thất khác.
4. Vải không dệt Spunbond
Spunbond được tạo thành qua quá trình ép đùn, kéo dài sợi polymer và kết thành lưới. Sau đó sử dụng phương pháp kết dính, liên kết nhiệt, liên kết hóa học và cơ học để tạo thành.
5. Vải không dệt Meltblown
Meltblown được biết đến là thành phần chính của các loại khẩu trang kháng khuẩn hiện nay. Chúng được sản xuất bằng cách đùn sợi polymer nóng chảy qua khuôn thẳng có chứa nhiều lỗ nhỏ nhằm tạo thành các sợi mỏng. Các sợi này sau đó được kéo căng, làm mát và thổi vào một màn hình tập trung tạo thành vải không dệt tự liên kết.
6. Vải không dệt SMS
SMS là từ viết tắt giữa các thành phần chính Spunbond – Meltblown – Spunbond. Loại vải không dệt này mang lại độ bền cực cao, mềm mại, hiệu suất lọc vượt trội, kháng khuẩn hiệu quả, thoáng khí và không gây độc hại. Vì vậy chúng thường được dùng để sản xuất các sản phẩm ngành y tế như khẩu trang kháng khuẩn, quần áo bảo hộ, áo choàng phẫu thuật,…
Ứng dụng của các loại vải không dệt
- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Phân cách và thấm hút tốt, ngăn côn trùng, sâu bệnh hại, giữ ẩm cho cây trồng.
- Trong lĩnh vực y tế: Chế tạo quần áo bảo hộ, quần áo phẫu thuật, khẩu trang kháng khuẩn.
- Trong lĩnh vực may mặc: May trang phục, túi xách yêu cầu độ bền màu, thẩm mỹ cao. Ngoài ra, nhờ đặc tính nhẹ nhưng chịu lực tốt, các loại vải không dệt còn được ứng dụng để làm đế giày, lót mũ, lót giày, quần áo bảo hộ cho công nhân, trang phục biểu diễn, mặt nạ chống khói, chống bụi,…
- Trong lĩnh vực hàng không: Nhờ đặc tính nhẹ, thân thiện và chống cháy hiệu quả, các loại vải không dệt được sử dụng để chế tạo đồ nội thất máy bay, sản phẩm dùng một lần cho hành khách như khăn giấy, giấy vệ sinh,…
- Đồ dùng gia dụng: Thảm lót, khăn trải bàn, đệm lót sofa, lót ghế ô tô,…
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của vải không dệt đó chính là sản xuất khẩu trang y tế kháng khuẩn. Chúng càng thể hiện được tầm quan trọng trong giai đoạn dịch bệnh và ô nhiễm môi trường hiện nay. Và trên đây là một số thông tin cần biết về các loại vải không dệt, hy vọng chúng tôi đã giúp bạn có thêm những gợi ý khi có nhu cầu mua hoặc sử dụng loại vải này trong sản xuất cũng như cuộc sống hàng ngày.
Hãy cùng khẩu trang y tế kháng khuẩn Hoshi Mask bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé. Chúng tôi chuyên cung cấp khẩu trang y tế cao cấp: khẩu trang y tế KF94, Khẩu trang y tế 3 lớp, Khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp màu xanh, trắng, chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng. Liên hệ Xưởng sản xuất khẩu trang y tế xuất khẩu HCM Hoshi Mask qua hotline: +84 789 178 269 để mua khẩu trang giá tốt nhất thị trường bạn nhé.
→ Xem thêm: